Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu. Không giống với chi nhánh, thành lập địa điểm kinh doanh chỉ cần gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thánh lập.
Thủ tục thành lập địa điểm chi nhánh công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh; doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Ngoài ra, còn cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ sau:
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của công ty mẹ;
Lưu ý: Trong trường hợp người đại diện pháp luật ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và giấy tờ khác như:
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ nhận kết quả; và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ; nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả thành lập địa điểm kinh doanh
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, quý khách hàng hãy gọi theo số hotline 0843 246 222 để được biết thêm thông tin chi tiết. Luật Hồng Minh luôn cam kết đem lại sự hài lòng tới quý khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0843 246 222
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Thanks!