Tài sản trong giải thể – Thanh lý tài sản cũng là một trong những thủ tục khi giải thể công ty, giải thể doanh nghiệp các đơn vị cần phải thực hiện để được giải thể thành công. Việc thanh lý tài sản được thực hiện và có những thủ tục khác nhau theo từng hình thức kinh doanh của các công ty để thanh lý đúng theo quy định của nhà nước về thanh lý tài sản công ty, doanh nghiệp.
Thành lập tổ thanh lý tài sản của từng mô hình doanh nghiệp để giải thể doanh nghiệp:
- Công ty Cổ phần: Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên do Hội đồng thành viên tổ chức thanh lý.
- Doanh nghiệp tư nhân: khi giải thể doanh nghiệp tư nhân sẽ do Chủ doanh nghiệp trực tiếp thực hiện thanh lý tài sản.
- Công ty TNHH một thành viên: giải thể và thanh lý sẽ do Chủ sở hữu Công ty TNHH trực tiếp thanh lý trừ trường hợp các điều lệ của công ty quy định tổ chức thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Việc thanh lý tài sản cần bảo đảm minh bạch, nhanh chóng tránh tình trạng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình làm thủ tục, hồ sơ giải thể doanh nghiệp của các doanh nghiệp hay công ty.
Các bước thanh lý tài sản để giải thể doanh nghiệp.
Bước 1: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.
Chủ doanh nghiệp/Hội đồng thành viên công ty TNHH/Hội đồng quản trị công ty cổ phần ra quyết định thanh lý tài sản công ty, trong đó thành lập hội đồng thanh lý tài sản, bao gồm các thành viên trong công ty và trường hợp cần thiết cần có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn liên quan đến tài sản cần thanh lý.
Hội đồng thanh lý tài sản có nhiệm vụ thống kê lại số lượng, phân loại tài sản, thu thập các giấy tờ, hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến tài sản; đồng thời, kiểm tra đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, từ đó xác định giá trị tài sản. Và tổ chức, thực hiện việc thanh lý tài sản.
Bước 2: Kiểm tra, đánh giá chất lượng và giá trị còn lại của tài sản
Để đánh giá chất lượng còn lại của tài sản. Hội đồng thanh lý có thể dựa trên các yếu tố như: sổ theo dõi chế độ bảo hành. Những hỏng hóc gặp phải trong quá trình sử dụng và số lần bảo trì, sửa chữa tài sản. Mức độ tiêu hao nhiên liệu; và mức độ cần thiết của tài sản đó.
Dựa trên đánh giá chất lượng còn lại. Hội đồng thanh lý cần xác định giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, lựa chọn hình thức thanh lý đối với từng loại tài sản.
Trường hợp việc xác định giá trị tài sản quá phức tạp, Hội đồng thanh lý không đủ khả năng hoặc thời gian để thực hiện thì có thể thuê tổ chức thẩm định giá tài sản thực hiện việc thẩm định giá tài sản.
Hình thức thanh lý có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau tùy thuộc loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu, và nguồn vốn tạo lập tài sản:
- Bán chỉ định, hoặc thông báo bán công khai;
- Bán đấu giá tài sản.
Bước 3: Bán tài sản
Tùy từng loại tài sản cũng như hình thức bán tài sản cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tương ứng: luật doanh nghiệp, luật dân sự, luật thương mại và luật đấu giá tài sản. Hội đồng thanh lý tài sản có thể thành tập tổ bán tài sản. Hoặc thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trường hợp thực hiện bán đấu giá tài sản.
Sau khi hoàn tất việc bán tài sản, khoản thu từ hoạt động thanh lý tài sản sẽ được dùng để thực hiện thanh toán khoản nợ và nghĩa vụ tài chính còn lại của doanh nghiệp giải thể (nếu có). Phần còn lại sau khi thực hiện xong nghĩa vụ và hoàn tất thanh toán khoản nợ. Sẽ được chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ phần vốn góp.
Ngoài ra, để thực hiện quyết toán thuế cũng như giải thể doanh nghiệp. Cần được đảm bảo các doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức tư vấn giải thể doanh nghiệp. Để nhận được hướng dẫn trong cách quyết toán thuế nhanh nhất và thành công. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết. Xin hãy liên hệ Luật Hồng Minh. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 0843 246 222. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Hồng Minh để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.