Tại sao bên cho thuê lại lao động phải là doanh nghiệp ?

Trong hoạt động cho thuê lại lao động, tồn tại mối quan hệ giữa ba bên. Bao gồm: bên cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động và người lao động. Trong đó, pháp luật quy định, bên cho thuê lại lao động chỉ có thể là doanh nghiệp. Như vậy, các tổ chức khác hoặc cá nhân không thể được cấp phép thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động trên thực tế. Lí do của quy định này được thể hiện ở các ý căn bản sau đây:

Tại sao bên cho thuê lại lao động phải là doanh nghiệp

1. Thái độ của Nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động

Các quy định về hoạt động cho thuê lại lao động mới chỉ xuất hiện từ vài năm gần đây. Cụ thể là từ Bộ luật lao động năm 2012. Trong khi đó, hoạt động cho thuê lại lao động đã được thực hiện từ khoảng năm 2000 cho đến nay. Do đáp ứng được nhu cầu thị trường trong việc thuê lao động tạm thời, hoạt động này lại càng nở rộ và phát triển. Tuy nhiên, đi liền với khả năng kiếm lợi nhuận từ hoạt động này cũng là những rủi ro có thể gặp phải. Đặc biệt là rủi ro đối với người lao động; được nhân đôi khi tham gia quan hệ với cùng lúc hai người sử dụng lao động.

Do đó, nhìn chung, các quy định pháp luật hiện nay không khuyến khích hoạt động này. Điều đó thể hiện ở hệ thống điều kiện khắt khe của doanh nghiệp cho thuê lại lao động và ở chính quy định chỉ có hình thức doanh nghiệp mới được kinh doanh cho thuê lại lao động.

2. Điều kiện về năng lực tài chính và quản lý

Như đã nói, cho thuê lại lao động là một ngành nghề nhà nước muốn hạn chế để không xảy ra nhưng vướng mắc mà cơ chế quản lý hiện thời không thể giải quyết được. Do đó, quy định chỉ có doanh nghiệp mới được cho thuê lại lao động vừa là để hạn chế, vừa là để bảo vệ người lao động khi tham gia quan hệ này. Bởi lẽ, nếu so với các tổ chức hoặc cá nhân khác, rõ ràng doanh nghiệp với cơ chế quản lý rõ ràng, tổ chức chặt chẽ và có nguồn lực tài chính lớn sẽ có khả năng nhiều hơn trong việc bảo đảm các lợi ích mà người lao động cần có như lương thưởng hoặc chế độ bảo hiểm, bồi thường thiệt hại …

3. Điều kiện về thanh tra, kiểm tra, giám sát

Doanh nghiệp là thành phần kinh tế chính trong thị trường; nhận được sự quan tâm tạo điều kiện từ Nhà nước. Tuy nhiên, đồng thời cũng là loại hình được Nhà nước quản lý chặt chẽ nhất. Do đó, Nhà nước với những công cụ của mình như thanh tra; kiểm tra, giám sát hoặc chế độ thu thuế, phí, lệ phí; … có thể đồng thời quản lý và hạn chế được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động.

Nói tóm lại, việc chỉ có doanh nghiệp mới được quyền kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là một yêu cầu đến từ phía nhà nước. Điều này xuất phát từ hai yếu tố chính: thái độ của nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động và các điều kiện thuận lợi hơn của doanh nghiệp so với các tổ chức cá nhân còn lại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được thực hiện hoạt động này; mà chỉ các doanh nghiêp đáp ứng điều kiện pháp luật đặt ra; và được cấp phép cho thuê lại lao động mới được thực hiện trên thực tế.

Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí thủ tục đăng ký cấp Giấy phép cho thuê lại lao động, quý khách hàng hãy gọi theo số hotline 0843 246 222 để được biết thêm thông tin chi tiết. Luật Hồng Minh luôn cam kết đem lại sự hài lòng tới quý khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222