1. CƠ SỞ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
-
Xuất phát từ nguyên lý điều khiển học và khoa học về các hệ thống (cyberntics and systems scince)
Mỗi đơn vị sử dụng lao động là một hệ thống, mỗi bộ phận cấu thành là một hệ thống, đều có chức năng riêng biệt để từ đó phục vụ cho chức năng chung của đơn vị sử dụng lao động đó. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là người mang quyền điều khiển. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì theo nguyên lý chung, bất kỳ sự phối hợp, hợp tác chung nào đó trong hoạt động chung, kể cả hoạt động riêng rẽ là không đồng nhất thì đều xuất hiện tình huống quản lý.
-
Xuất phát từ quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền quản lý sản nghiệp.
Quản lý nói chung, quyền quản lý lao động nói riêng của NSDLĐ có mối quan hệ hữu cơ với quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng tài sản.
NSDLĐ là người trực tiếp đầu tư hoặc đại diện cho chủ sở hữu đầu tư các tài sản, tiền vốn… cho việc thành lập và hoạt động của đơn vị sử dụng lao động. Người lao động (NLĐ) tham gia quá trình lao động mà không phải đầu tư phương tiện, công cụ sản xuất. Tất cả đều do NSDLĐ đầu tư, từ việc bỏ ra tài sản đầu tư buộc NSDLĐ phải thực thi các biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển tài sản đó.
-
Xuất phát từ yêu cầu kiểm soát quá trình chuyển giao sức lao động của NLĐ
Quan hệ lao động là quan hệ trao đổi, trong đó NSDLĐ là người mua sức lao động của NLĐ. NSDLĐ đưa NLĐ vào quá trình sản xuất để chuyển giao sức lao động qua quá tình lao động. Việc mua sức lao động của NLĐ là hoạt động đầu tư nhân lực. Điều đó buộc NSDLĐ phải thực hiện các biện pháp quản lý lao động nhằm kiểm soát việc chuyển giao sức lao động của NLĐ nhằm đảm bảo NLĐ chuyển giao đúng số lượng và chất lượng cam kết giữa hai bên.
-
Xuất phát từ các mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức hoạt động của đơn vị sử dụng lao động.
Qua quá trình lao động là quá trình gắn liền với các hình thái của giá trị. Ba mục tiêu căn bản của mọi giá trị sản xuất, kinh doanh, tổ chức hoạt động là năng suất- chất lượng- hiệu quả. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức phụ thuộc vào khả năng làm việc, trình dộ tay nghề, ý thức lao động của NLĐ.
-
Xuất phát từ quy định của pháp luật.
Nhà nước có sự can thiệp nhất định nhằm tạo nên trật tự của các sinh hoạt xã hội. Bời vì việc đảm bảo trật tự trong lĩnh vực lao động có vai trò to lớn trong bảo đảm trật tự chung.
2. QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
-
Quyền tuyển chọn, sắp xếp, bố trí lao động
Quyền tuyển chọn lao động là khâu đầu tiên trong hoạt động quản lý lao động của NSDLĐ. Trong giai đoạn này NSDLĐ đã bắt đầu sử dụng và phát huy lợi thế của quyền lực. NSDLĐ có toàn quyền quyết định nhận hay không nhận NLĐ vào làm việc. Mặt khác quá trình tuyển chọn có thể qua nhiều khâu: phát hồ sơ; thông tin tuyển dụng; tổ chức thi tuyển;… Trong các khâu đó NSDLĐ phải sử dụng đến quyền quản lý. Do đó tuyển chọn lao động là khâu đầu tiên tạo điều kiện và thực chất đã làm xuất hiện tình huống quản lý.
Khi tiếp nhận NLĐ, NSDLĐ có quyền bố trí; sắp xếp công việc;việc bố trí này tuân theo thỏa thuận trong HĐLĐ dã giao kết giữa hai bên.
-
Quyền ban hành nội quy, quy chế, ra mệnh lệnh, quyết định.
Một trong những thể hiện rõ nhất quyền quản lý lao động là quyền ban hành nội quy; quy chế; ra quyết định để điều hành quá trình sản xuất; kinh doanh hoặc thực hiện các công việc theo chức năng của đơn vị sử dụng lao động đã được xác định.
Ban hành nội quy là trách nhiệm trước nhà nước. Trong một số trường hợp, ban hành nội quy là một quyền năng quan trọng. Nó giúp cho NSDLĐ có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền quản lý lao động. Nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động được coi đạo luật riêng của NSDLĐ.
-
Quyền tổ chức, điều hành các hoạt động
Việc tổ chức; điều hành các hoạt động sản xuất; kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động là hành vi trực tiếp của NSDLĐ. Hành vi chỉ đạo, điều hành có thể thể hiện dưới dạng gián tiếp; thông qua các hoạt động của cán bộ thuộc cấp mang quyền lực nhất định do chủ sử dụng lao động giao cho. (ví dụ tổng giám đốc; giám đốc; các trưởng phòng; ban;…) theo con đường phân cấp hoặc hợp đồng.
-
Quyền kiểm tra, giám sát
Quá trình quản lý thường phải gắn liền hoạt động thanh tra, giám sát. Quá trình quản lý đòi hỏi không chỉ có ban hành quy tắc hay chỉ đạo điều hành mà cần sự kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nghĩa vụ NLĐ. Việc giám sát, kiểm tra là yêu cầu mang tính khách quan. Sẽ khó có thể duy trì việc tuân thủ một cách bình thường nếu không có hoạt động giám sát, kiểm tra quá trình lao động của NLĐ. Việc giám sát, kiểm tra được thực hiện theo cơ chế do NSDLĐ đặt ra.
-
Quyền xử lý vi phạm
Quyền xử lý vi phạm là khâu thể hiện rõ nét tính chất mạnh mẽ quyền lực đơn phương của NSDLĐ. Nội dung mang tính tiêu cực của quản lý lao động nhưng xử lý vi phạm lại tạo ra những lợi thế. Thể hiện được tính tích cực đối với quá trình lao động đó. Việc xử lý là một điều kiện tạo ra tính hiện thực của quá trình quản lý lao động. Đây là một quyền có tác động mạnh đến NLĐ. Một NLĐ sẽ phải thận trọng khi biết rằng NSDLĐ đang giám sát quá trình làm việc của mình. Và sẽ cân nhắc hành vi khi biết rằng vi phạm quy tắc xử sự do NSDLĐ đặt ra thì phải chịu hậu quả bất lợi do hành vi xử sự đó.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0969 439 507
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.