Thương hiệu là một trong những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật Quốc gia và Quốc tế quan tâm bảo hộ. Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, các hành vi xâm phạm đến thương hiệu ngày càng gia tăng, nhất là hành vi giả mạo thương hiệu. Mức phạt giả mạo thương hiệu doanh nghiệp được quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây; Luật Hồng Minh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “ Mức phạt đối với việc giả mạo thương hiệu”.
1.Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019
- Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP
2.Đăng ký thương hiệu là gì?
Cá nhân, tổ chức đã được cấp văn bằng bảo hộ, khi đó thương hiệu của chủ sở hữu chính là thương hiệu độc quyền. Với tư cách là thương hiệu độc quyền, chủ sở hữu có quyền sử dụng mà không có chủ thể nào được xâm phạm đối với thương hiệu đó trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
+ Chủ sở hữu có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác logo, nhãn hiệu, thương hiệu của mình trong phạm vi bảo hộ theo luật định;
+ Được bảo hộ, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ, khi có hành vi xâm phạm cũng như hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3.Tại sao phải đăng ký thương hiệu?
Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Những lợi ích của việc đăng ký thương hiệu:
– Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu của chủ sở hữu với bên khác;
– Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;
– Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
– Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;
– Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;
– Khi thương hiệu trở nên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;
4.Mức phạt giả mạo thương hiệu doanh nghiệp
Thực tế cho thấy nhiều tổ chức; cá nhân vì mục đích thu lợi bất chính hoặc làm giảm uy tín để cạnh tranh không lành mạnh mà xâm phạm nghiêm trọng đến thương hiệu của các tổ chức, cá nhân đã được đăng ký bảo hộ thông quan hành vi giả mạo thương hiệu đó. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về tùy theo mức độ vi phạm việc giả mạo sẽ có thể bị xử lý hành chính hoặc tra cứu trách nhiệm hình sự
Xử lý hành chính
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, căn cứ vào mục đích của hành vi giả mạo nhãn hiệu, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hoặc sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Điều 11 Nghị định quy định như sau:
Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý hình sự
Giả mạo nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật. Không chỉ xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Do đó; hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 BLHS) hoặc Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS)
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Mức phạt đối với việc giả mạo thương hiệu. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn; xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222.