Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Hợp nhất doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục gì? Để giải đáp những thắc mắc trên, Luật Hồng Minh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Hợp nhất doanh nghiệp là gì?
Theo quy định về hợp nhất doanh nghiệp tại Khoản 1, Điều 200, Luật doanh nghiệp 2020: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.”
– Công ty bị hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất công ty.
– Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại;
– Công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất; kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
Lưu ý khi hợp nhất doanh nghiệp
Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
2. Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hợp nhất:
+ Lập và phê duyệt phương án kinh doanh tiền khả thi;
+ Tìm kiểm, kiểm tra, phân tích mức độ hợp pháp đối với trụ sở doanh nghiệp;
+ Xây dựng ý tưởng và kiểm tra mức độ hợp pháp đối với tên doanh nghiệp;
+ Xây dựng ngành nghề công ty được hợp nhất phù hợp với ngành nghề đã đăng ký;
+ Nghiên cứu và kiểm tra quy định pháp luật đối với người đại diện công ty được hợp nhất;
+ Phân tích các quy định pháp luật khác liên quan đến vấn đề hợp nhất doanh nghiệp;
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
+ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến thủ tục hợp nhất doanh nghiệp;
+ Xây dựng quy chế hoạt động công ty được hợp nhất;
+ Xây dựng mô hình và cơ cấu tổ chức công ty được hợp nhất;
Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở kế hoạch và Đầu tư:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả;
+ Nếu hồ sơ chưa đúng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung;
+ Nếu hồ sơ thiếu: bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra văn bản yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh:
+ Xuất trình giấy hẹn nhận kết quả;
+ Nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh;
+ Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh;
+ Thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân.
3. Thành phần hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của các công ty được hợp nhất theo hướng dẫn tại thủ tục thành lập công ty TNHH, thủ tục thành lập công ty cổ phần;
- Hợp đồng hợp nhất theo quy định
- Biên bản họp về việc hợp nhất công ty:
+ Của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
+ Của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Quyết định bằng văn bản về việc hợp nhất công ty:
+ Của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
+ Của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty bị hợp nhất
Kết luận
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về hợp nhất doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn; hướng dẫn; giải đáp liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com