Doanh nghiệp tư nhân có được phép chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không ?

Với nền kinh tế ngày càng phát triển, dẫn theo nhiều doanh nghiệp thành lập nhiều. Các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần…Kèm với đó là nhiều thủ tục phát sinh, nổi bật là các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể tổ chức lại doanh nghiệp. Đó chính là doanh nghiệp tư nhân. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh sẽ lý giải vì sao doanh nghiệp tư nhân không thể chia, tách, hợp nhất, sáp nhập được.

  1. Căn cứ pháp lý.

Luật Doanh nghiệp 2020

  1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

  1. Các hình thức pháp lý về doanh nghiệp tư nhân.

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
  1. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

Chia công ty

Căn cứ khoản 1 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020 :

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Tách công ty

Căn cứ khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 :

  • “Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách”

Hợp nhất công ty

Căn cứ khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: 

  • Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

Sáp nhập công ty

Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định.

  • Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ;  lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
  1. Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập?

Theo khái niệm của doanh nghiệp tư nhân:  “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Tức là không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp ; tài sản của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân không thể trở thành pháp nhân; và không thể áp dụng các hình thức tổ chức lại.

Các nội dung thể hiện không có sự phân biệt về tài sản của doanh nghiệp tư nhân:

  • Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Và có thể sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế ; và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể áp dụng các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác. Đó chính là việc chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần.

Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về  lý do tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phép chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn; hướng dẫn; giải đáp liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222