Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Để mở ra được một doanh nghiệp là cả quá trình tâm huyết và đầy nỗ lực của cá nhân và tập thể. Gặp khó khăn trong kinh doanh là điều không ai mong muốn và không ai muốn tuyên bố phá sản hay giải thể cả sự nghiệp gây dựng của mình. Trong quá trình kinh doanh nếu như không thể duy trì thì có thể tạm ngừng kinh doanh thay vì phải tuyên bố phá sản. Bạn có thể xoay vòng vốn sau đó lại đưa vào hoạt động trở lại. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh sẽ giúp bạn xác định thời gian tạm ngừng kinh doanh để điều chỉnh doanh nghiệp.

Năm 2023, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

  1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Về mặt pháp lý tạm ngừng kinh doanh được hiểu như sau:

Tạm ngừng kinh doanh là sự việc xảy ra không mong muốn của chủ doanh nghiệp. Và theo đó, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào.

Tức là, doanh nghiệp có quyết định buộc phải tạm ngừng kinh doanh không được phép xuất hóa đơn cũng như không được ký kết giao dịch bất cứ loại hợp đồng nào và thực hiện các hoạt động khác tương tự trong thời gian này.

     2. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
  • Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

       3. Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1, 2,3 và 4 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp (Mẫu Phụ lục II-19 của Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.

Trình tự thực hiện đăng ký tạm ngừng kinh doanh:

  • Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
  • Sau khi nhận hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác theo quy định tại khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp bị tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Theo Điều 67 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp doanh nghiệp bị tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

     4.Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được quá một năm.

Pháp luật hiện nay không có quy định về giới hạn số lần được đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp không bị giới hạn về số lần đăng ký tạm ngừng kinh doanh và phải đảm bảo thực hiện đăng ký tạm ngừng theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký tạm ngừng kinh doanh phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thực hiện đúng trình tự đăng ký tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật đồng thời phải đảm bảo về thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm và sẽ không bị giới hạn về số lần đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Sau khi thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp kết thúc, nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục giải thể hay thủ tục chuyển nhượng , doanh nghiệp phải trở lại tiến hành thực hiện các hoạt động kinh doanh đã đăng ký hợp pháp một cách bình thường như trước đó.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?  Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn; xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222.

 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222