ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊA
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm hai hình thức là kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa. Kinh doanh lữ hành nội địa là phục vụ khách du lịch nội địa. Hình thức kinh doanh này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ do không cần có nguồn vốn lớn và bộ máy quản lý phức tạp như so với hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Tuy nhiên, dù là kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế hay nội địa đều phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Nhìn chung, điều kiện đối với dịch vụ lữ hành nội địa bớt khắt khe hơn so với dịch vụ lữ hành quốc tế bởi quy mô kinh doanh và phạm vi hoạt động, ảnh hưởng nhỏ hơn.
Luật du lịch năm 2017 được ban hành thay thế cho Luật du lịch năm 2005, đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là trong điều kiện được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Cụ thể, khoản 1 Điều 31 Luật du lịch năm 2017 quy định các điều kiện đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
Công ty kinh doanh dịch vũ lữ hành nội địa về bản chất vẫn là một doanh nghiệp; do đó phải đáp ứng các điều kiện để được thủ tục thành lập doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh; là bằng chứng cho sự hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp trên thực tế. Các quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp được thể hiện trong Luật doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng
Căn cứ Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định một số điều của Luật du lịch năm 2017; theo đó mức kí quỹ của công ty kinh doanh lữ hành nội địa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Đây là một điều kiện bắt buộc khi cá nhân, tổ chức; muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Cá nhân, tổ chức lựa chọn ngân hàng; và thực hiện ký quỹ với mức ký quỹ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp; cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối. Sau khi trích phần ký quỹ để giải quyết tình hình; doanh nghiệp phải bổ sung để đảm bảo mức ký quỹ theo quy định.
3. Quy định về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Đây là điều kiện về mặt nhân sự đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Điều kiện này đảm bảo cho việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh; dựa trên một nền tảng kiến thức chuyên ngành và được qua đào tạo. Từ đó, hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và có hiệu quả. Chuyên ngành về lữ hành gồm một trong các chuyên ngành: quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; quản trị lữ hành; điều hành tour du lịch; marketing du lịch; du lịch; du lịch lữ hành; quản lý và kinh doanh du lịch.
Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:
– Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp.
– Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
– Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp.
Yêu cầu thủ tục chi tiết
Khi đáp ứng các điều kiện nói trên, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ nộp tại cơ quan quản lý có thẩm quyền; để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Chỉ khi có Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; doanh nghiệp mới có thể thực hiện tổ chức tour du lịch trong nước phục vụ cho khách Việt Nam tại Việt Nam. Công ty có vốn Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định của Luật du lịch 2017.
Mời bạn xem chi tiết thông tin dịch vụ thành lập công ty của luật Hồng Minh: https://luathongminh.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-uy-tin-tron-goi-gia-re/
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0843 246 222
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Website: https://luathongminh.com/
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Thanks!
[…] quy định tại điều 31 của luật Du lịch 2017; thì điều kiện để cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao […]