Điểm khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.

Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh

diem-khac-nhau-giua-chi-nhanh-va-dia-diem-kinh-doanh

Chi nhánh và địa điểm kinh doanh là hai hình thức để doanh nghiệp tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức trên hoặc đồng thời cả hai phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực quản lý, tài chính của mình. Chi nhánh và địa điểm kinh doanh dễ gây nhầm lẫn do cả hai đều có chức năng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi nhánh và địa điểm kinh doanh có thể được phân biệt dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

1. Về chức năng hoạt động

Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo; không có chức năng đại diện theo ủy quyền. Người đứng đầu chi nhánh chỉ thực hiện chức năng đại diện cho doanh nghiệp ký kết các hợp đồng trong trường hợp được sự ủy quyền của người có thẩm quyền. Nếu tự ý giao kết, hợp đồng sẽ không có hiệu lực do người ký kết sai thẩm quyền.

2. Về phạm vi hoạt động

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong khi đó, chi nhánh công ty có thể đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Về tổ chức hạch toán, kế toán và kê khai thuế

Chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập. Chi nhánh có thể đăng ký mã số thuế và hóa đơn riêng trong trường hợp hạch toán độc lập. Trong khi đó, địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh kê khai thuế theo hình thức tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty. Do đó, địa điểm kinh doanh hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty.

4. Về con dấu doanh nghiệp

Với chức năng hoạt động của mình; pháp luật cho phép chi nhánh được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình. Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.

5. Về thủ tục thành lập

Chi nhánh phải đăng ký thành lập chi nhánh trong khi thành lập địa điểm kinh doanh chỉ cần thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục và hồ sơ thành lập chi nhánh phức tạp hơn. Chi nhánh khi có sự thay đổi khác quận sẽ phải xác nhận nghĩa vụ thuế ở quận cũ. Tương tự, thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh sẽ đơn giản hơn về hồ sơ và cách thức thực hiện.

Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí thủ tục thành lập chi nhánh cũng như thành lập địa điểm kinh doanh, quý khách hàng hãy gọi theo số hotline 0969.439.507 để được biết thêm thông tin chi tiết. Luật Hồng Minh luôn cam kết đem lại sự hài lòng tới quý khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , ,

One Comement “Điểm khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp”

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222