Các trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

Đóng mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, bị đóng và buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…Vậy theo quy định của pháp luật Thuế hiện hành thì trong các trường hợp nào doanh nghiệp sẽ bị đóng mã số thuế.

1. Các trường hợp doanh nghiệp sẽ bị đóng mã số thuế

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thuộc những trường hợp như sau:

– Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký: Cán bộ cơ sở kiểm tra trụ sở công ty nhưng không thấy treo biển hiệu và không có hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

– Không nộp tờ khai thuế: do giám đốc doanh nghiệp không nắm vững quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế dẫn đến không nộp tờ khai ở một hoặc nhiều kỳ liên tục;

– Không nộp tiền thuế khi có phát sinh;

– Không phản hồi thông báo của cơ quan thuế về các vấn đề nêu trên khi cơ quan thuế gởi thông báo quá 3 lần.

– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.

– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).

2. Các công việc không thực hiện được khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

– Không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng;

– Không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:

+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế TNCN (nếu có)

+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;

+ Các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, bộ báo cáo tài chính năm,…

3. Cách khôi phục mã số thuế

– Nộp đơn xin mở mã số thuế ( Mẫu trong TT 105) đến chi cục thuế quản lý trực tiếp nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; nộp tờ khai thuế cho đến ngày khôi phục MST;
– Chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, thực hiện kê khai và nộp thuế phát sinh còn thiếu. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế, thực hiện các thủ tục. Bao gồm danh sách tổng hợp: các hồ sơ kê khai còn thiếu; tình hình sử dụng hóa đơn; số tiền thuế còn nợ; số tiền chậm nộp (nếu có); thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Đảm bảo cho bên yêu cầu nhận định được tổng hợp các nghĩa vụ phải thực hiện. Đó là điều kiện để được khôi phục mã số thuế.– Cơ quan thuế xuống trụ sở để xác minh và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế. Người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản. Đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định và tổng hợp theo quy định của pháp luật. Khi đó, các quyền lợi và nghĩa vụ mới được xác định với tính đảm bảo.

– Nếu Cơ quan Đăng ký kinh doanh đã ban hành Quyết định thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp thì: công ty nộp hồ sơ xin khôi phục cả cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh và cho cả Cơ quan thuế.

Tổng kết:

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về Các trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Nếu quý khách hàng còn câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ mở mã số thuế của Luật Hồng Minh, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 để được tư vấn trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222