Trong hoạt động đời sống, tranh chấp hợp đồng xảy ra là ngoài ý muốn của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng. Quan hệ hợp đồng gắn kết với các lợi ích. Vì vậy cũng dễ phát sinh tranh chấp khi có xung đột về lợi ích. Sự xung đột này thường xuất hiện do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng. Khi có tranh chấp các bên thường tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để giải tỏa xung đột; bất đồng; mâu thuẫn về lợi ích; tạo lập lại sự cân bằng mà các bên có thể chấp nhận được.
Ở các nước phát triển, luật sư luôn được khách hàng tư vấn để nhận diện tranh chấp tiềm tàng. Và đưa các giải pháp; hỗ trợ tư vấn pháp lý. Và đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp trong các giai đoạn của giao dịch phù hợp với các quy định của pháp luật. Và giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. PHƯƠNG THỨC THƯƠNG LƯỢNG
Phương thức thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp hợp đồng lựa chọn trước tiên. Và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh; thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp hợp đồng trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào.
Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên. Phần lớn các điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng các bên đều quy định việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng khi có sự vi phạm hợp đồng.
2. PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực. Không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng.
Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian. (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) Cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ. Và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
Ở Việt Nam, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở Việt Nam, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.
3. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT BỞI TRỌNG TÀI
Phương thức giải quyết bởi Trọng tài là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp hợp đồng đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài. Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Phương thức này cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp; chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp.
4. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG TỐ TỤNG TƯ PHÁP
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết. Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.
Tranh chấp và giải quyết tranh chấp là vấn đề tự nhiên và tất yếu của bất kỳ nền quốc gia nào. Cần nhận diện, tiên liệu trước những tranh chấp có thể xảy ra. Khi có tranh chấp hợp đồng, luật sư giải quyết tranh chấp sẽ có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hợp lý, hiệu quả để giải quyết.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0969 439 507
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.