CÂU HỎI:
Xin chào công ty Luật Hồng Minh. Xin công ty cung cấp một số thông tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động trong quan hệ cho thuê lại lao động. Liệu công ty này có được quyền xử lý kỷ luật lao động nếu lao động vi phạm nội quy của công ty hay không? Xin cảm ơn công ty Luật Hồng Minh!
TRẢ LỜI:
Trước hết, công ty tư vấn luật Hồng Minh cảm ơn vì bạn đã tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật lao động của công ty chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn thắc mắc, chúng tôi xin cung cấp những thông tin như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2012;
- Nghị định 55/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
- Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động khác. Như vậy, trong mối quan hệ với người lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động và phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng của người sử dụng lao động. Cụ thể được quy định tại Điều 56 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
3. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.
4. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
5. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
6. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
7. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động trong một thời gian xác định và thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê để bù vào chỗ làm việc thiếu hụt người lao động. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được xác định chủ yếu trong quan hệ với người cho thuê lại lao động.
Đối với người lao động, quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được thể hiện trong nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động. Và là các quyền liên quan đến quản lý, điều hành. Bên thuê lại lao động không có các quyền và nghĩa vụ còn lại của người sử dụng lao động.
Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại; so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm; làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
5. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu; như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
7. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động; của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.”
Kết luận:
Nói tóm lại, bên thuê lại lao động chỉ có quyền quản lý, điều hành đối với người lao động; được xác định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn là người sử dụng lao động; và thực hiện các quyền, nghĩa vụ còn lại.
Do đó, khi người lao động không thực hiện đúng, đầy đủ nội quy của bên thuê lại lao động, bên thuê lại lao động có nghĩa vụ trả người lao động lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đồng thời cung cấp bằng chứng về hành vi vi phạm và không có quyền xử lý kỷ luật người lao động. Việc sa thải hay kỷ luật người lao động sẽ do doanh nghiệp cho thuê lại lao động tiến hành theo trình tự thủ tục quy định tại Bộ luật lao động 2012.
Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, quý khách hàng hãy gọi theo số hotline 0843 246 222 để được biết thêm thông tin chi tiết. Luật Hồng Minh luôn cam kết đem lại sự hài lòng tới quý khách hàng.
Trân trọng.!
Liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0843 246 222
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.