Bên thế chấp có quyền và nghĩa vụ gì trong thế chấp tài sản?

I. NGHĨA VỤ CỦA BÊN THẾ CHẤP

  • Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Bảo đảm giá trị của tài sản thế chấp. Với nghĩa vụ này, bên thế chấp bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguy cơ giảm giá trị hoặc mất giá trị của tài sản thế chấp.
  • Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

Bên thế chấp phải thông báo các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp như tài sản thế chấp là tài sản đang cho thuê hoặc đang thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ khác để bên nhận thế chấp biết biết về tình trạng thực tế của tài sản để quyết định việc có chấp nhận xác lập thế chấp hay không. Vì thế đây là một nghĩa vụ tiền quan hệ nhưng nếu bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ này thì bên nhận thế chấp có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Bên thế chấp có quyền và nghĩa vụ gì trong thế chấp tài sản?

Hơn nữa

  • Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Luật định nghĩa vụ của bên thế chấp phải trông coi, bảo quản tài sản và phải áp dụng các biện pháp khắc phục nếu tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Nếu đang khai thác, bên thế chấp cũng phải dừng việc khai thác công dụng của tài sần thê chấp.
  • Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
  • Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Bộ luật dân sự.
  • Không được bán; trao đổi; tặng cho tài sản thế chấp; trừ trường hợp khác do pháp luật quy định.

Thế chấp chỉ thực hiện vai trò thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Chính vì vậy, tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền sở hữu của người thế chấp nhưng quyền định đoạt bị hạn chế trong thời hạn thế chấp để bảo đảm quyền, lợi ích của bên nhận thế chấp.

Về nguyên tắc

Khi tài sản đã trở thành đối tượng của một giao dịch thì không đương nhiên trở thành đôi tượng của giao dịch khác. Đặc biệt là các giao dịch chuyển quyền sở hữu. Do đó, khi tài sản đã đưa vào áp dụng đối với biện pháp thế chấp, bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp trừ trường hợp luật định khác. Tuy nhiên, việc dịch chuyển loại tài sản này vẫn có thể diễn ra theo thỏa thuận của các bên. Do đó, ở loại nghĩa vụ này luật cần quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

II. QUYỀN CỦA BÊN THẾ CHẤP

1. Khai thác tài sản thế chấp, đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

Đặc điểm của hoa lợi, lợi tức là khi thu nhận các giá trị này thì tài sản gốc vẫn tồn tại mà không ảnh hưởng đến giá trị của nó nên bên thế chấp có quyền khai thác công dụng; hưởng hoa lợi; lợi tức từ tài sản; trừ trường hợp hoa lợi cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

Tuy nhiên, nếu việc khai thác tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút thì bên thế chấp có nghĩa vụ ngừng ngay việc khai thác công dụng của tài sản. Bên cạnh đó, việc đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế chấp càng làm cho giá trị của việc bảo đảm tăng thêm nên việc đầu tư vào tài sản của mình là quyền mặc định của chủ sở hữu. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm cũng thuộc giá trị của tài sản thế chấp.

2. Thực hiện các giao dịch chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng tài sản thế chấp trong một số trường hợp do pháp luật quy định.

  • Được bán; thay thế; trao đổi tài sản thế chấp; nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất; kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền; số tiền thu được; tài sản hình thành từ số tiền thu được; tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho; nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
  • Được bán; trao đổi; tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất; kinh doanh; nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
  • Được cho thuê; cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê; bên mượn biết về việc tài sản cho thuê; cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

3. Nhận tài sản thế chấp

Trong trường hợp tài sản thế chấp do bên thứ ba giữ và nghĩa vụ chính đã chấm dứt hoặc thế chấp được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, bên thế chấp có quyền nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba đang nắm giữ.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222