Thủ tục xử lý bồi thường hiệt hại trong lao động

Trong quá trình làm việc, người lao động hư hỏng dụng cụ; thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh xin tư vấn đến các quý khách hàng thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

bồi thường thiệt hại trong lao động

2. Trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại

  • Người lao động làm hư hỏng dụng cụ; thiết bị; hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
  • Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc; thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Người lao động làm mất dụng cụ; thiết bị; tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai; hỏa hoạn; địch họa; dịch bệnh nguy hiểm; thảm họa; sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

3. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

Bước 1: Có hành vi gây thiệt hại

  • Khi phát hiện người lao động có hành vi làm hư hỏng; làm mất dụng cụ; thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động; hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.

Bước 2: Xử lý bồi thường thiệt hại

  • Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:

+ Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b; điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động; thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian; địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm;

+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động; các thành phần phải tham dự họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian; địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian; địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

+ Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian; địa điểm đã thông báo. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự; hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Họp xử lý bồi thường thiệt hại

  • Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản; thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
  • Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp.
  • Các trường hợp bồi thường thiệt hại khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

4. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

  • Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng; làm mất dụng cụ; thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động; hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao; hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc; tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
  • Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
  • Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động; nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

5. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

  • Người bị xử lý kỷ luật lao động; bị tạm đình chỉ công việc; hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động; với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động; hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì ngoài nghĩa vụ; trách nhiệm theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động; hoặc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp. Luật Hồng Minh luôn hân hạnh và sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển của các quý khách hàng. 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222