Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác. Để được tạm xuất, tái nhập thương nhân cần tiến hành xin cấp Giấy phép kinh doanh tạm xuất, tái nhập theo quy định của pháp luật. Sau đây, Luật Hồng Minh xin gửi tới quý vị bài viết để giúp quý vị có những thông tin chính xác về thủ tục trên.
1. Căn cứ pháp lý
Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
2. Các quy định chung về tạm xuất, tái nhập
- Hàng hóa cần Giấy phép kinh doanh tạm xuất, tái nhập theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
+ Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
+ Hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động
- Thương nhân phải xin cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập
- Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
- Trường hợp không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất, tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện như sau:
+ Đối với hàng hóa nêu trên thì cần tiến hành thủ tục cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập
+ Đối với hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa
+ Đối với các hàng hóa còn lại, Thương nhận thực hiện thủ tục tạm xuất tái nhập tại cơ quan hải quan mà không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
- Đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại thì thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan và không pahir có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
3. Hồ sơ tiến hành cấp Giấy phép kinh doanh tạm xuất, tái nhập
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Thứ nhất, Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, nêu rõ hàng hóa tạm xuất, tái nhập (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm xuất, tái nhập; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu: 1 bản chính.
Thứ hai, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Thứ ba, Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân
4. Trình tự tiến hành cấp Giấy phép kinh doanh tạm xuất, tái nhập
Bước 1: Thương nhân chuẩn bị hồ sơ có thành phần như trên: số lượng 01 bộ
Bước 2: Thương nhân tiến hành nộp hồ sơ
- Nơi nộp: Bộ Công Thương
- Cách thức nộp: Thương nhân có thể nộp trực tiếp đến Bộ Công Thương hoặc nộp qua đường bưu điện
Bước 3: Trả kết quả
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc , Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân
- Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Lời kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Giấy phép kinh doanh tạm xuất, tái nhập. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com