Hiện nay có rất nhiều cơ sở dạy nghề được thành lập. Để thành lập được cơ sở dạy nghề nói chung và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng, Nhà đầu tư cần làm thủ tục đề nghị cho phép thành lập. Ngoài ra Nhà đầu tư phải là đối tượng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và có đề án thành lập đáp ứng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp về cơ sở vật chất, thiết bị, về chương trình, giáo trình đào tạo, về đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy. Để giúp các Nhà đầu tư thuận lợi hơn trong thủ tục đề nghị cho phép thành lập trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Hồng Minh xin gửi tới quý vị những thông tin sau đây:
1. Về điều kiện cho phép thành lập trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
Để được cho phép thành lập trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà đầu tư cần phải đáp ứng được hai điều kiện sau đây:
- Điều kiện thứ nhất, Nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Điều kiện thứ hai, Nhà đầu tư có đề án thành lập đáp ứng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp về cơ sở vật chất, thiết bị, về chương trình, giáo trình đào tạo, về đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy theo quy định tại Điều 16 Nghị định số: 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó xác định rõ:
a) Tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu, nhiệm vụ; phạm vi hoạt động; bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;
b) Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 16 Nghị định 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan.
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất.
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định .
Dự án đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 60 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng người học quy đổi toàn phần thời gian tính tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.
3. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên
Bước 2: Nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ.
Nộp hồ sơ cho Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định xem xét, quyết định.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Như vậy thời gian tối đa để tiến hành việc xin cấp phép thành lập trung tâm giáo dục dạy nghề trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lời kết
Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi hoạt động dự án đầu tư. Nếu quý khách hàng có câu hỏi hay băn khoăn nào khác xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp