Quyền tác giả có bắt buộc phải đăng ký bảo hộ không và lợi ích của việc đăng ký là gì?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính. Theo đó, tác giả có các quyền về nhân thân và tài sản; bao gồm cả quyền khai thác lợi ích thương mại trên tác phẩm của mình.
Pháp luật sở hữu trí tuệ có những quy định về đăng ký bảo hộ quyền tác giả, tuy nhiên, liệu thủ tục này có là bắt buộc để tác giả được hưởng các quyền lợi nêu trên hay không? Ý nghĩa của thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả là gì? Luật Hồng Minh xin cung cấp cho bạn một số thông tin như sau:
1. Có bắt buộc đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Nói cách khác, quyền tác giả được bảo hộ tự động; kể từ khi được tác giả tạo ra dưới dạng một hình thức vật chất nhất định; và tác giả đương nhiên được hưởng những quyền trên đứa con tinh thần của mình.
Tuy nhiên, tác phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật để được bảo hộ. Cụ thể, chúng phải được thể hiện dưới một dạng vật chất như viết ra giấy; lưu bằng văn bản trong máy tính; điện thoại,… Điều này thể hiện việc pháp luật không bảo hộ ý tưởng trong đầu, pháp luật chỉ bảo hộ ý tưởng đã được thể hiện ra mà thôi.
Bên cạnh đó, tác phẩm được bảo hộ phải là sáng tạo trực tiếp và độc lập của chính tác giả, hay nói cách khác, là được tạo ra từ công sức của tác giả và không sao chép bất kỳ tác phẩm nào khác. Do đó, kể cả trong trường hợp trùng ý tưởng, nếu các bên chứng minh được quá trình tạo ra tác phẩm của mình độc lập so với bên còn lại, thì vẫn được hưởng các quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
2. Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Như vậy, đăng ký bảo hộ quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền. Tức là, tác giả có quyền lựa chọn có hoặc không thực hiện thủ tục này. Trong trường hợp không đăng ký, quyền tác giả vẫn được bảo hộ tự động; tuy nhiên, nếu xảy ra tranh chấp; tác giả phải có nghĩa vụ chứng minh mình có quyền đối với tác phẩm của mình. Trong trường hợp đăng ký, tác giả sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Ngược lại, nghĩa vụ này được đẩy sang cho phía bên cùng tham gia tranh chấp còn lại. Nói cách khác, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả giúp cho tác giả hạn chế được các rủi ro về tính sở hữu đối với tác phẩm của mình khi tham gia tranh chấp. Đây là cơ chế khuyến khích tác giả đi đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình để được bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về lợi ích của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0843 246 222. Luật Hồng Minh luôn cam kết dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Trân trọng!
Liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0843 246 222
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.