Bản chất của hoạt động cho thuê lại lao động

Mối quan hệ 3 bên trong hoạt động cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh không mới trên thị trường. Thực tiễn cho thấy hoạt động này đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, đáp ứng được nhu cầu thuê lao động tạm thời của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ đến khi phát sinh những vướng mắc thực tiễn và pháp lý cụ thể, vấn đề bản chất của hoạt động này mới được đặt ra và xem xét.

Bản chất của cho thuê lại lao động ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong việc xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh. Trong đó, đặc biệt là xác định trách nhiệm của các bên khi quyền lợi hợp pháp của người lao động bị ảnh hưởng.

ban-chat-cua-hoat-dong-cho-thue-lai-lao-dong

Về mặt bản chất, cho thuê lại lao động là hoạt động giữa ba bên chủ thể, bao gồm: doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động, người lao động. Cụ thể, mối quan hệ này được cụ thể bằng từng cặp quan hệ sau đây:

1. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động

Đây là quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động; được ký kết giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và người lao động. Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lao động được xác định là người sử dụng lao động và phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Như vậy, pháp luật có xu hướng quy kết trách nhiệm cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động khi xảy ra các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các nghĩa vụ khác nhau trả lương; thưởng cho người lao động. Tuy không có hành vi sử dụng lao động một cách trực tiếp, nhưng doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn thực hiện hoạt động quản lý gián tiếp thông qua việc điều động, đưa người lao động đi làm việc tại các địa điểm theo phân công của bên thuê lại lao động. Như vậy, việc xác định mối quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động và quan hệ lao động không mâu thuẫn với định nghĩa về quan hệ lao động trong Bộ luật lao động năm 2012.

2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động

Đây là quan hệ kinh doanh thương mại giữa một bên là thương nhân và bên còn lại có thể là thương nhân hoặc không và cả hai bên đều nhằm mục đích lợi nhuận. Theo đó, bên cho thuê lại lao động chỉ có thể là doanh nghiệp, phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp pháp với ngành nghề kinh doanh bao gồm cho thuê lại lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn phải xin cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Sau đó, mới đủ điều kiện tiến hành kinh doanh trên thực tế. Trong khi đó, điều kiện này không được đặt ra với bên thuê lại lao động.

Hợp đồng giữa bên cho thuê và thuê lại lao động; được gọi là hợp đồng cho thuê lại lao động. Trong đó, bên thuê lại đặt ra các yêu cầu liên quan đến số lượng; trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Bên cho thuê sẽ điều động người lao động đến làm việc theo yêu cầu của bên thuê lại. Bên cho thuê lại được nhận một khoản tiền bao gồm cả tiền lương của người lao động; và sẽ thực hiện trách nhiệm trả lương này. Hết thời hạn giao kết trong hợp đồng; người lao động được hoàn trả lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

3. Mối quan hệ giữa bên thuê lại lao động và người lao động

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn có những tranh cãi về bản chất của mối quan hệ này. Liệu đây có phải là quan hệ lao động hay không. Tuy bên thuê lại lao động có quyền quản lý sử dụng người lao động nhưng lại không ký kết hợp đồng, vi phạm định nghĩa được quy định trong Bộ luật lao động năm 2012. Và do đó, khó có thể xác định đây là quan hệ lao động. Nhìn chung, hiện nay, các quy định hiện hành cho thấy các nhà làm luật quan niệm đây là một quan hệ phái sinh từ quan hệ cho thuê lại lao động.

Người thuê lại không có trách nhiệm đối với người lao động; đồng thời cũng không có quyền nào, ngoại trừ quyền quản lý điều hành. Khi người lao động vi phạm kỷ luật, bên thuê lại không được quyền xử lý; mà phải chuyển về doanh nghiệp cho thuê lại. Như vậy, về bản chất, bên thuê lại và người lao động không có quá nhiều liên hệ về mặt quyền và nghĩa vụ mà chỉ qua một bên trung gian là doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, quý khách hàng hãy gọi theo số hotline 0843 246 222 để được biết thêm thông tin chi tiết. Luật Hồng Minh luôn cam kết đem lại sự hài lòng tới quý khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222