Xử phạt liên quan đến giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Gần đây có rất nhiều quý khách hàng gửi câu hỏi tới cho Luật Hồng Minh về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. Để trả lời cho những câu hỏi của quý khách hàng, Luật Hồng Minh gửi tới quý vị bài viết dưới đây:

Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, Giấy phép lao động được cấp cho từng cá nhân người lao động. Trong Giấy phép lao động có quy định về Họ và tên người lao động, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi làm việc của người lao động, địa điểm làm việc, vị trí công việc, chức danh công việc, thời hạn làm việc. 

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động năm 2019, đối với trường hợp làm việc không đúng với nội dung của Giấy phép lao động đã được cấp là một trong số các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực.

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động.
  2. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
  3. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
  4. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
  5. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  6. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
  7. Giấy phép lao động bị thu hồi.”

> Xem thêm: Các trường hợp thu hồi giấy phép lao động

Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam liên quan đến Giấy phép lao động như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
  2. b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.”

Đối với trường hợp khách hàng nêu trên, thì hành vi người nước ngoài không làm việc không đúng với công ty trong Giấy phép lao động thì Giấy phép lao động đó coi như hết hiệu lực và là hành vi vi phạm pháp luật. Và người lao động sử dụng Giấy phép lao động đó sẽ bị phạt thấp nhất là 15 triệu đồng và cao nhất là 25 triệu đồng.

Về phía người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có các hành vi sau đây:

  •  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau:
  1. a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung, thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động;
  2. b) Không gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

–  Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

  1. a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
  2. b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
  3. c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép cho lao động nước ngoài

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Một số quy định xử phạt liên quan đến giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại việt nam. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222