Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

Trong đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn là một nhu cầu cần thiết. Thế chấp tài sản được coi là chiếc cầu nối không thể thiếu được, lợi ích của bên có quyền sẽ được bảo đảm bởi tài sản thế chấp bên có nghĩa vụ. Nắm bắt được tình hình đó, luật Hồng Minh xin được tư vấn cho quý khách hàng về thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật để quý khách có thể hiểu rõ hơn.

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

I. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

  • Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.
  • Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất gồm thế chấp nhà ở, công trình xây dựng khác, vườn cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng.
  • Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
  • Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.
  • Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
  • Đăng ký thay đổi, xoá đăng ký thế chấp đối với các trường hợp nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
  • Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.

II. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Nộp hồ sơ đăng ký

  • Người yêu cầu đăng ký là cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở nộp hồ sơ đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
  • Người yêu cầu đăng ký là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
  • Trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc khu vực nông thôn thì hộ gia đình, cá nhân trong nước được lựa chọn việc nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

2. Thành phần hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Thành phần hồ sơ, gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bộ);
  • Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp;
  • Hợp đồng thế chấp ký kết giữa các bên có công chứng (01 bộ);
  • Biên bản định giá tài sản (nếu có);
  • Hợp đồng tín dụng (nếu có);
  • Giấy phép xây dựng hoặc Văn bản chấp thuận dự án đối với trường hợp tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai (Bản sao có chứng thực);
  • Giấy uỷ quyền (nếu có);
  • Giấy tờ có liên quan (nếu có).

Số lượng bộ hồ sơ: 02 (bộ)

III. TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trình tự thực hiện thủ tục thế chấp hành chính:

Bước 1:

Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2:

  • Cán bộ được phân công thực hiện việc đăng ký tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra nội dung, tính đầy đủ của hồ sơ, xác nhận vào đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, ghi trên trang bổ sung của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình Lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ký xác nhận.
  • Chỉnh lý các thông tin đã đăng ký của tổ chức vào sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai;

Bước 3:

Thông báo việc đăng ký giao dịch bảo đảm cho các cơ quan quản lý có liên quan (nếu có).

Khi thực hiện nhận thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, ngân hàng sẽ tiến hành những thủ tục sau với sự phối hợp cùng với khách hàng là bên thế chấp:

  • Kiểm tra tính pháp của tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 về “Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; Góp vốn bằng quyền sử dụng đất”; gồm: (1) Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 để xác định tính xác thực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất; (2) Kiểm tra lại chính quyền địa phương để xác định đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
  • Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản;

Thêm vào đó

  • Nhận bản gốc giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của Luật Đất đai 2013;
  • Lập và ký hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất); thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng;
  • Tiến hành việc đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên môi trường và Môi trường quận; huyện; thị xã; thành phố thuộc tỉnh.

Sau khi đã đăng ký thủ tục thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất đã hoàn tất.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, tòa 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222