Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Trong thực tế không ít các trường hợp người sử dụng đất vì một hay một số lý do nào đó mà buộc phải thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nào đó với bên nhận thế chấp. Vậy thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hồng Minh chúng tôi.

1. Một số khái niệm

• Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền.

• Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

• Thế chấp là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

• Thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai quy định. Theo đó, bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình đi thế chấp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

• Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là việc thực hiện các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng.

Xử lý thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất

2. Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:

1. Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp theo Mẫu số 01/ĐKTC;

2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định;

3. Giấy chứng nhận;

4. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau:

a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;

b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu đăng ký lựa chọn nộp hồ sơ đăng ký thế chấp đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

1. Văn phòng đăng ký đất đai;

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa đối với các địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ.

Phương thức nộp:

– Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

• Gửi qua đường bưu điện có bảo đảm

• Nộp trực tiếp;

• Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

– Việc nộp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất qua phương thức đăng ký trực tuyến được thực hiện đối với các địa phương đã vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai và sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Thời gian đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả đối với các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả đối với các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thế chấp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh về thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Chúng tôi hi vọng những ý kiến tư vấn của chúng tôi mang lại hữu ích cho quý khách. Nếu quý khách còn có câu hỏi, băn khoăn nào khác, quý khách vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được các luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp..

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222