Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay, các giao dịch dân sự ngày càng diễn ra sôi động và đa dạng. Đặc biệt là những hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai. Một trong số đó có hợp đồng thế chấp với những đặc thù riêng. Tuy vậy quyền sở hữu của bên thế chấp chưa được công nhận tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự cũng như nhiều bất cập khác đã gây ra nhiều hạn chế và rủi ro. Hơn nữa trên thực tế, việc áp dụng các quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước vẫn chưa đồng bộ. Từ những vướng mắc trên đây, bài viết này giúp bạn tìm hiểu thêm qui định của pháp luật hiện hành về tài sản thế chấp được hình thành trong tương lai.

Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản

I. ĐỊNH NGHĨA VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN

  • Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
  • Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Bên cạnh các đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; thế chấp tài sản còn mang những đặc điểm riêng sau đây:

  • Là một biện pháp bảo đảm đối vật nhưng quyền của bên nhận thế chấp đa phần mang tính đối nhân.
  • Không có sự chuyển giao tài sản.
  • Một tài sản có thể thế chấp trước nhiều bên nhận thế chấp để bảo đảm nhiều nghĩa vụ dân sự.

II. CHỦ THỂ CỦA THẾ CHẤP TÀI SẢN

Thế chấp tài sản bao gồm hai bên chủ thể được xác định như sau:

  • Bên nhận thế chấp. Là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp.
  • Bên thế chấp. Là bên bằng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận thế chấp

III. ĐỐI TƯỢNG CỦA THỂ CHẤP TÀI SẢN

Ngoài việc phải có đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung. Một tài sản chỉ được coi là đối tượng của thế chấp khi có các điều kiện sau đây:

  • Tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.

Những tài sản này có giấy chứng nhận quyền sở hữu, đối với quyền sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp các bên có thể thỏa thuận để dùng toàn bộ hoặc một phần bất động sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nếu người có nghĩa vụ dùng toàn bộ một bất động sản để thế chấp, thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Khi đối tượng thế chấp là một tài sản được bảo hiểm, thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp. Hoa lợi; lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản thế chấp chỉ thuộc tài sản thế chấp khi các bên có thỏa thuận hoặc trong những trường hợp pháp luật có quy định.

  • Đối tượng là động sản.

Bên thế chấp có thể dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp các bên thế chấp đã dùng toàn bộ một tài sản là động sản để thế chấp mà động sản đó có cả vật chính vật phụ thì chúng đều là đối tượng của thế chấp. Nếu bên thế chấp chỉ dùng vật chính hoặc vật phụ để thế chấp thì đối tượng thế chấp là tài sản đã được xác định.

  • Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.

  • Tài sản thế chấp là tài sản sẽ hình thành trong tương lai.

Ngoài việc dùng các tài sản hiện có để thế chấp, bên có nghĩa vụ còn được dùng các tài sản sẽ hình thành trong tương lai để thế chấp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Chẳng hạn một người vay vốn ngân hàng để mua nhà chung cư hoặc mua ô tô thì người đó có thể dùng ngôi nhà chung cư hoặc ô tô sẽ mua để thế chấp trong việc vay vốn.

IV. TÀI SẢN THẾ CHẤP

  • Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản; động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản; động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp thế chấp một phần bất động sản; động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm. Phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  • Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

V. HIỆU LỰC CỦA THỂ CHẤP TÀI SẢN

Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222