Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

Hiện nay để sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp thì cơ sở sản xuất cần phải có Giấy phép sản xuất và để được cấp Giấy phép, cơ sở sản xuất cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy những điều kiện đó là gì, thủ tục xin cấp Giấy phép sản xuất được tiến hành như thế nào? Luật Hồng Minh chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây: 

1. Cơ sở pháp lý

Sản xuất hóa chất trong khu công nghiệp

2. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh  trong lĩnh vực công nghiệp

Để được sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, đơn vị sản xuất cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề sản xuất hóa chất

Thứ hai, Diện tích nhà xưởng, kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Cơ sở sản xuất có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế, đảm bảo các công đoạn sản xuất, đáp ứng yêu cầu công nghệ

Thứ ba, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất.

Thứ tư, Các đối tượng theo quy định phải được huấn luyện an toàn hóa chất, bao gồm:

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương
  • Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
  •  Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở
  • Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
  •  Người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

Thứ năm, Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất:

+ Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa: xem Điều 4 Nghị định 113/2017/NĐ-CP

+ Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì: Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ. Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

-> Xem thêm: Giấy phép kinh doanh hóa chất

+ Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất: Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.

+ Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác

+ Trang thiết bị bảo hộ lao động

+ Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải

+ Phương tiện vận chuyển

+ Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì cơ sở sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong công nghiệp mới có thể được cấp Giấy phép sản xuất.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo mẫu quy định của Bộ Công thương.
  • Các giấy tờ sau:
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  •  Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
  •  Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa.
  • Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất
  • Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất
  •  Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định:Nội dung huấn luyện; Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện; Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh; Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất; Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.
  •  Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.
  • Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

4. Thủ tục xin cấp Giấy phép

Bước 1: Cơ sở sản xuất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan cấp phép

  • Cơ quan cấp phép: Bộ Công thương
  • Cách thức nộp: gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan cấp phép

Bước 3: Trả kết quả

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân
  • Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Lời kết

Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Nếu quý khách hàng có câu hỏi hay băn khoăn nào khác xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222