Giao kết hợp đồng lao động

Trước khi tiến hành làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động và người sử dụng lao động cần tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động dựa trên khuôn khổ pháp luật cho phép. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về việc giao kết hợp đồng lao động? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các quý khách hàng cùng tìm hiểu với Luật Hồng Minh chúng tôi trong bài viết giao kết hợp đồng lao động dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

giao kết hợp đồng lao động

2. Hợp đồng lao động là gì?

  • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công; tiền lương; điều kiện lao động; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  • Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công; tiền lương và sự quản lý; điều hành; giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
  • Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

3. Hình thức và nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

3.1. Hình thức hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản; người lao động giữ 01 bản; người sử dụng lao động giữ 01 bản; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Hợp đồng được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng bằng văn bản.
  • Hai bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động năm 2019.

3.2. Nguyên tắc giao kết:

  • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  • Tự do giao kết lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

4. Nghĩa vụ cung cấp thông tin 

  • Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc; địa điểm làm việc; điều kiện làm việc; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; an toàn; vệ sinh lao động; tiền lương; hình thức trả lương; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh; bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng mà người lao động yêu cầu.
  • Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng mà người sử dụng lao động yêu cầu.

5. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

  • Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng, trừ trường hợp quy định:

Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng; trong trường hợp này, hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Hợp đồng do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

  • Người giao kết bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đứng đầu cơ quan; tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đại diện của hộ gia đình; tổ hợp tác; tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

  • Người giao kết bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng.

  • Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác.

Tổng kết:

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về giao kết hợp đồng lao động. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp. 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222