Điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp.

Giải thể và phá sản doanh nghiệp đều là phương thức làm chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên giải thể và phá sản có những đặc thù riêng biệt. Để hiểu thêm về những vấn đề này Luật Hồng Minh sẽ giúp bạn thấy được những điểm khác biệt giữa giải thể và phá sản qua các tiêu chí sau:

1.Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Phá sản 2014

2. Điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản

Tiêu chí Giải thể Phá sản

Lý do

o   Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

o   Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

o   Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

o   Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

o   Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầù

o   Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Người có quyền  nộp đơn yêu cầu

o   Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

o   Đại hội đồng cổ đông đốI vớI công ty cổ phần

o   HộI đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đốI với công ty TNHH

o   Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh

 

o   Chủ doanh nghiệp tư nhân,

o   Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,

o   Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,

o   Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,

o   Thành viên hợp danh của công ty hợp danh

o   Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần

o   Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở

o   Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

o   Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán

Thủ tục tiến hành

Thủ tục hành chính: chủ doanh nghiệp tự quyết định việc giảI thể hoặc theo quyết định, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trình tự, thủ tục giải thể được tiến hành theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định của chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp.

 

Thủ tục tư pháp: chủ nợ đệ đơn lên tòa án xin giải quyết phá sản DN và tuyên bố DN phá sản.

Trình tự, thủ tục phá sản được tiến hành theo quy định của Luật Phá sản 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

 

Hậu quả pháp lý

Chấm dứt hoạt động;

Xóa thông tin doanh nghiệp;

Chủ doanh nghiệp, người quản lý không bị hạn chế quyền tự do kinh doanh sau đó

 

Chấm dứt hoạt động

Xóa thông tin doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp, người quản lý bị hạn chế quyền tự do kinh doan sau đó

 

Thanh lý tài sản

Doanh nghiệp trực tiếp thanh toán các khoản nợ vớ các chủ nợ và nghĩa vụ tài chính khác

 

Việc thanh lý tài sản, phân chia giá trị được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian sau khi có quyết định tuyên bố phá sản

 

Lời kết:

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi liên quan đến vấn đề Điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline:0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ và giải đáp trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222