Chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định pháp luật

CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

CÂU HỎI

Công ty TNHH Đại Thành Công được thành lập tháng 7 năm 2015. Do ba người là ông Đại, Thành và Công cùng góp vốn thành lập. Với tổng vốn điều lệ là 2.000.000.000 VND. Trong đó vốn của ông Đại: 50%; ông Thành: 25% và ông Công: 25%. Ngày 10/8/2015 ông Thành bị tai nạn giao thông và qua đời. Người thừa kế duy nhất của ông Thành là bà Lan. Bà Lan cũng mong muốn trở thành thành viên của công ty. Nhưng ông Đại và ông Công không đồng ý. Vì cho rằng bà Lan là người không có khả năng kinh doanh và quản lý sẽ ảnh hưởng tới công ty.

Do đó, tại cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 20/8/2015; ông Đại và ông Công quyết định bán toàn bộ công ty TNHH Đại Thành Công cho ông Trần Lâm. Với giá trị hợp đồng là 3.000.000.000 VND để đầu tư vào một mô hình kinh doanh mới. Không đồng ý với quyết định của HĐTV (thực chất là quyết định của ông Đại và ông Công); ngày 5/12/2015 bà Lan khởi kiện. Bà yêu cầu Tòa án hủy quyết định ngày 20/8/2015 của HĐTV công ty. Xin hỏi luật sư: Quyết định bán công ty của ông Đại và ông Công cho ông Trần Lâm có thực hiện được không?

CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

TRẢ LỜI

Trong lĩnh vực kinh doanh, tất cả đều được thể hiện dưới dạng hợp đồng. Hợp đồng là phương tiện để biến các dự định hoặc kế hoạch kinh doanh trở thành hiện thực. Kinh doanh là hoạt động luôn nhằm mục đích tăng trưởng khối tài sản của thương nhân. Do đó, trong mọi hoạt động đều phải tính toán nhằm mục đích sinh lời. Để hợp đồng được giao kết thì phải thỏa mãn các yêu cầu hay mong muốn của các bên. Khi các bên giao kết hợp đồng, nghĩa là họ đã mong muốn cùng nhau hợp tác để đáp ứng các nhu cầu của chính mình; cùng nhau chia sẻ các lợi ích. Và cùng nhau kiềm chế không xâm phạm vào các lợi ích của nhau; của xã hội.

Quyết định bán công ty của ông Đại và ông Công cho ông Trần Lâm không thực hiện được. Bởi vì:

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa quy định về việc bán công ty TNHH hai thành viên trở lên. Bản chất việc bán công ty là họat động chuyển nhượng phần vốn góp. Quyết định bán công ty của ông Đại và ông Công cho ông Trần Lâm thực hiện được nếu toàn bộ số vốn góp của mỗi thành viên đều được chuyển nhượng cho ông Trần Lâm.

Bên cạnh đó, chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn là hành vi của thành viên công ty tiến hành chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương vứng với phần vốn góp của mình trong công ty cho thành viên khác hoặc cá nhân; tổ chức khác không phải là thành viên. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ này sẽ được trị giá bằng tiền hoặc các giá trị vật chất khác theo thỏa thuận của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nếu thành viên có yêu cầu chuyển nhượng vốn cho người khác thì phải tuân theo các quy định về trình tự.

Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

“1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”

Theo đó

Ông Đại và ông Công phải chào bán cho Bà Lan trong công ty trước về phần vốn góp của cả hai. Nếu bà Lan không mua hoặc không mua hết trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán thì mới được chuyển nhượng cho ông Trần Lâm là người không phải là thành viên của công ty này.

Tuy nhiên có hai trường hợp mà không bắt buộc phải áp dụng nguyên tắc này khi chuyển nhượng là:

Thứ nhất

Trường hợp thành viên muốn sử dụng phần vốn góp để trả nợ, thành viên có thể sử dụng phần vốn góp của mình để trả trực tiếp một nghĩa vụ nợ nào đó, hoặc sử dụng như một loại tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nợ khi đến hạn. Về mặt bản chất thì đây cũng là một hành vi chuyển nhượng vốn đặc biệt, người nhận thanh toán có thể trở thành thành viên nếu được hội đồng thành viên chấp thuận.

Nếu người nhận thanh toán không muốn trở thành thành viên nữa hoặc không được Hội đồng thành viên chấp thuận; thì người này phải chào bán phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Trường hợp của công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Thành Công thì ông Đại và ông Công không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ mà tự ý muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình nên ông Đại và ông Công muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên của công ty thì vẫn phải thực hiện theo nguyên tắc về trình tự theo Luật Doanh nghiệp.

Thứ hai

Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp; không thanh toán được phần vốn góp mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định tại khoản 2 Điều 52 thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác. Hoặc người khác không phải là thành viên.

Có thể thấy, bà Lan không đồng ý về việc bán công ty. Tuy nhiên cũng không mua lại phần vốn góp của ông Đại và ông Công. Ông Đại và ông Công có quyền bán phần vốn góp của mình. Tuy nhiên ông Đại và ông Công cần thông báo trong 30 ngày về việc bán phần vốn góp của mình. Nếu bà Lan từ chối mua lại phần vốn góp đó thì ông Đại và ông Công có quyền được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác không phải là thành viên theo đúng nguyên tắc của pháp luật.

Nhìn chung, việc bán công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đó là việc mà tất cả các thành viên trong công ty đều chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. (không phải là thành viên cũ của công ty). Do đó, việc bán hay chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp phải được thực hiện bởi tất cả các thành viên của công ty. Trong trường hợp trên, bà Lan không đồng ý chuyển nhượng phần vốn góp của mình. Cho nên việc quyết định bán công ty cho ông Trần Lâm không thực hiện được.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222