Chuyển Giao Quyền Tác Giả, Quyền Liên Quan

Theo quy định của pháp luật Việt Nam  hiện hành thì pháp luật cho phép chuyển giao quyền tác giả và quyền liên quan. Việc chuyển giao quyền tác giả có thể là chuyển nhượng quyền tác giả hoặc chuyển quyền sử dụng tác giả. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh xin tư vấn đến các quý khách hàng một số quy định của pháp luật về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

  •  Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Quyền tài sản (Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính); Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền (Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình; Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng; Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được); Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; Quyền của tổ chức phát sóng cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ 2019.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Quyền Tác Giả, Quyền Liên Quan

 

2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

3. Hồ sơ chuyển nhượng quyền tác giả

  • Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
  • 1 bản gốc và 2 bản sao giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác phẩm cần chuyển nhượng
  • 2 bản mẫu (bản gốc) tác phẩm đã đăng ký và 2 bản mẫu tác phẩm mới
  • 2 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, CMND/CCCD/Hộ chiếu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

4. Thời gian chuyển nhượng quyền tác giả

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thời gian đăng ký việc chuyển nhượng quyền tác giả là 15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký quyền bảo hộ tác giả

5. Chuyển quyền sử dụng tác giả, quyền liên quan 

  •  Chuyển quyền sử dụng tác giả, quyền liên quan là gì?

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ 2019.

Lưu ý: Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ 2019.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

  •  Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển quyền;
  • Phạm vi chuyển giao quyền;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Lời kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222