Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Khi văn phòng đại diện hoạt động không hiệu quả, nhiều thương nhân muốn chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện và chuyển sang thành lập chi nhánh nhưng mà không phải thương nhân nào cũng nắm rõ được trình tự, thủ tục cũng như hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện. Hiểu được những vướng mắc của Thương nhân, Luật Hồng Minh chúng tôi xin chia sẻ cho quý khách hàng những thông tin hữu ích sau:

1. Khi nào chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện?

+ Thương nhân nước ngoài yêu cầu.

+ Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động.

+ Thương nhân nước ngoài không xin gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện  khi hết thời hạn hoạt động đã nêu.

+ Cơ quan cấp Giấy phép từ chối gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép.

+ Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật

+ Thương nhân nước ngoài hoặc Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không còn đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài

2. Hồ sơ tiến hành chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện 

*  Theo Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện  theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu TB của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số: 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

+  Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (đối với trường hợp hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện)

+ Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội

+Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động

+  Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

3. Thủ tục tiến hành chấm dứt hoạt động

Bước 1: Thương nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên.

Bước 2: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Sở công thương, ban quản lý nơi Văn phòng đại điện được cấp giấy phép.

Bước 3: Sở Công thương, ban quản lý nhân hồ sơ và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật quy định là chỉ được bổ sung hồ sơ tối đa 01 lần trong suốt quá trình giải quyết.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng có câu hỏi hay băn khoăn nào khác xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222