Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ khi chấm dứt tồn tại

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vì một lý do nào đó mà chấm dứt tồn tại thì cần phải đảm bảo một số trách nhiệm nhất định đối với các cơ quan chức năng và người lao động. Trong bài viết dưới đây; Luật Hồng Minh xin tư vấn đến các quý khách hàng quy định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chấm dứt tồn tại được áp dụng kể từ ngày 1/1/2022.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020; 
  • Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
trách nhiệm của doanh nghiệp
tim viec lam, tim viec lam them, tim viec nhanh va hieu qua

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép

  • Trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép; doanh nghiệp dịch vụ không được thực hiện hoạt động; dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và có trách nhiệm sau đây:

+ Tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã xuất cảnh;

+ Giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động do doanh nghiệp tuyển chọn; đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề; ngoại ngữ; giáo dục định hướng.

  • Việc quản lý; và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép; được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.
  • Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động trong trường hợp nộp lại Giấy phép; hoặc bị thu hồi Giấy phép; được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp giải thể

Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được giải thể trong trường hợp sau đây:

  • Đã hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực; và thanh toán hết các khoản nợ; nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
  • Đã hoàn thành việc chuyển giao quyền; nghĩa vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép; sau khi đã thống nhất với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp giải thể:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài; và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực; và văn bản thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận quyền; nghĩa vụ trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.
  • Việc chuyển giao quyền; nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác không làm thay đổi quyền; nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Khi chuyển giao quyền; nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác; tiền dịch vụ; tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao quyền; nghĩa vụ, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động.

4. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp phá sản

Trong trường hợp Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản; doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.
  • Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản; doanh nghiệp dịch vụ không được thực hiện hoạt động dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

Trong trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản:

  • Việc chuyển giao quyền; nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực được quy định như sau:

+ Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền; nghĩa vụ của doanh nghiệp; sau khi đã thống nhất với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận phương án chuyển giao. Việc chuyển giao quyền; nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác không làm thay đổi quyền; nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

+ Khi chuyển giao quyền; nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác; tiền dịch vụ; tiền ký quỹ của người lao động; tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao quyền; nghĩa vụ; doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động;

Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không chuyển giao được quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp khác:

  • Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thỏa thuận được việc chuyển giao quyền; nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác; thì bàn giao toàn bộ hồ sơ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài; tiền ký quỹ của người lao động,;tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; tiền dịch vụ thu trước của người lao động cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để giải quyết quyền lợi; nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp đưa đi theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo cho bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động theo hồ sơ đã tiếp nhận.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chấm dứt tồn tại. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn; hướng dẫn; giải đáp liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp. 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222