Bình luận quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật

1. Ưu điểm.

Luật Bảo hiểm y tế năm 2015 đã có những sách Bảo hiểm Y tế đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia, trong đó có người khuyết tật.

Thứ nhất, chính sách hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật.

Như đã trình bày ở mục I trên thì chính sách hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật được quy định tại Điều 22 Pháp luật về người khuyết tật và các quy định khác trong Nghị định 136/2013/NĐ – CP cũng như những quy đinh trong Theo Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Điều 3 Nghị định 105/ 2014/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Xuất phát từ đặc điểm của người khuyết tật. Họ là những người bị khiếm khuyết về một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể hoặc bị mù hay điếc… Dẫn đến việc họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực và họ khó kiếm tiền hoặc có thể sẽ không tự mình kiếm tiền, làm ăn, nuôi bản thân mình mà thậm chí không tự chăm sóc được cho bản thân.

Bình luận quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật

Các quy định đó có một số ưu điểm như sau:

Quy định của pháp luật đã có sự ưu ái cho người khuyết tật được thanh toán ở một mức độ nào đó chi phí khám chữa bệnh và được nhà nước hỗ trợ.
Quy định cụ thể dạng tật; hoàn cảnh gia đình của người khuyết tật để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Điều này tạo điều kiện cho người khuyết tật vẫn có thể tham gia khám chữa bệnh trong điều kiện gia đình nghèo nàn khó khăn đồng thời góp phần bảo đảm sự ổn định của nhà nước về nguồn tài chính khi pháp luật quy định một số trường hợp người khuyết tật được thanh toán chi phí khám chữa bệnh ít hơn.

Quy định về học sinh sinh viên là người khuyết tật được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi; bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và được thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh. Tạo điều kiện cho họ có thể khám chữa bệnh trong hoàn cảnh khó khăn này nhất là khi trong tay không tiền góp phần bảo đảm sức khỏe cho họ được tham gia học tập.

Ngoài ra

Pháp luật còn quy định người khuyết tật được thanh toán chi phí khám chữa bệnh và được hỗ trợ từ nhà nước dựa trên cơ sở người khuyết tật là người dân tộc thiểu số sống ở vùng đặc biệt khó khăn hay người người khuyết tật thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm diệp có mức sống trung bình theo Quyết định số 32/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, thủ tục để được hưởng chính sách bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật.

Pháp luật đã có quy định cụ thể và rõ ràng về mặt thủ tục để vừa đảm bảo quyền và lợi ích của người khuyết tật. Vừa đảm bảo được việc thực thi pháp luật của nhà nước và đảm bảo sự khách quan không lừa dối trong việc được cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật. Cụ thể như sau:

Pháp luật quy định về hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế phải có các loại giấy tờ như văn bằng đăng ký tham gia bảo hiểm y tế; danh sách những người tham gia bảo hiểm y tế; bản sao giấy chứng sinh. Hoặc bản sao giấy khai sinh… Để đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước đối với người khuyết tật.

Đối với thủ tục khám chữa bệnh thì trong quy định của pháp luật cũng rõ ràng và chi tiết cho từng trường hợp.

2. Hạn chế.

Ngoài những ưu điểm trên những quy định của pháp luật còn có một số những hạn chế sau:

Thứ nhất, đối với chính sách được hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật.

Pháp luật có quy định về cơ sở để được hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật ở các mức khác nhau như: dạng tật; người khuyết tật thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp; lâm nghiệp; người khuyết tật thuộc hộ cận nghèo;…
Đối với dạng tật việc xác định dạng tật ngoài những quy định cụ thể của pháp luật về các dạng tật thì việc xác định dạng tật trên thực tế cũng rất quan trọng. Và dạng tật có thể đã trở nên nặng hơn so với lúc được giám định pháp Y nhưng người khuyết tật cũng chỉ được hưởng bảo hiểm y tế ở mức nhẹ hơn theo kết quả giám định.

Trường hợp người khuyết tật thuộc hộ nghèo; hộ cần nghèo thì việc xác định hộ nghèo; hộ cận nghèo phải dựa vào giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền mà trên thực tế do quan hệ hay sự tranh giành với nhau không công bằng ở một số bản làng nhỏ. Nên có hộ không nghèo lắm cũng có được cái giấy chứng nhận đó. Có hộ thì nghèo xác nghèo xơ nhưng do trình độ hiểu biết kém hơn lại chẳng có được giấy chứng nhận. Chính vì vậy quy định này khó được thực thi; vẫn chỉ là lý thuyết.

Tương tự như trên thì với quy định về trường hợp người khuyết tật thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm diệp có mức sống trung bình theo Quyết định số 32/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ cũng dựa trên giấy tờ; trên báo cáo của địa phương là chủ yếu nên tính khả thi không cao.

Thứ hai, về mặt thủ tục thì theo như đã trình bày ở mục I trên chúng ta thấy rằng thủ tục để người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật khá rườm rà, rắc rối.

Người khuyết tật đã phải bị khiếm khuyết về bộ phận cơ thể khó khăn cho việc đi lại hay bị câm; điếc khó khăn trong việc nghe và nhìn của họ rồi. Tuy vậy pháp luật lại quy định thêm bao nhiêu loại giấy tờ. Trên thực tế thì không phải người khuyết tật nào cũng được sống trong một gia đình hạnh phúc; được yêu thương và chăm sóc đàng hoàng. Bởi vì họ không những không giúp việc gia đình được. Mà họ còn không thể tự lo cho bản thân mình; phải nhờ tới người khác. Nên họ có thể ảnh hưởng tới công việc của các thành viên khác trong gia đình. Nên ngay cả trong gia đình người khuyết tật cũng bị phân biệt đối xử và bị coi là gánh nặng của gia đình.

Chính vì vậy việc pháp luật quy định như trên sẽ gây khó khăn trong việc người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế của mình.

Một số rào cản trong sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế đối với NKT là phải khám theo đúng tuyến trong khi trạm y tế xã chưa có đủ trang thiết bị và nhân lực bảo đảm chất lượng cho công việc này; thủ tục sử dụng dịch vụ còn phức tạp; thời gian chờ đợi lâu. Việc nhân viên y tế không nhiệt tình hay chất lượng trang thiết bị và loại thuốc được bảo hiểm chi trả nghèo nàn cũng là những nguyên nhân khiến NKT không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Thứ ba: Về chính sách khám, chữa bệnh và phục hội chức năng.

Để người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập cộng đồng, chính sách khám; chữa bệnh và phục hồi chức năng được quy định khá đầy đủ; cụ thể trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ mới dừng lại ở chủ trương; chính sách; mà chưa có quy định cụ thể để người khuyết tật có thể tiếp cận dịch vụ hỗ trợ tại nhà; khu vực sinh sống và cộng đồng.

Ngoài ra, khi người khuyết tật đi chữa bệnh, Bảo hiểm y tế chỉ chi trả cho các khoản về khám; chữa bệnh; phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sinh con; chuyển tuyến theo đúng quy định. Còn các trường hợp như thay chân; tay giả; phương tiện trợ giúp vận động thì không được tính trong bảo hiểm. Ðối với trẻ khuyết tật, luật quy định trẻ em dưới sáu tuổi được Nhà nước cấp thẻ khám; chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập thuộc Bộ Y tế; các bộ; cơ quan; đơn vị ở trung ương và địa phương. Với trẻ khuyết tật sứt môi; hở hàm ếch có nhu cầu phẫu thuật chỉnh hình, nhưng không được Bảo hiểm y tế chi trả. Vì cho rằng đây là phục vụ thẩm mỹ.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222