Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Quy định về việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh ký quỹ, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Hợp đồng bảo lãnh được lập thành văn bản và có các nội dung như quyền và nghĩa vụ, thời hạn, xử lý tài sản, biện pháp bảo đảm…

Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Điều kiện của người bảo lãnh

Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh.

2. Phạm vi bảo lãnh

Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ.
  • Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.

Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Phạm vi bảo lãnh là toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của người lao động (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), trừ trường hợp bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thỏa thuận khác:

  • Thanh toán tiền dịch vụ và tiền môi giới (nếu có) mà bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
  • Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
  • Thanh toán tiền phạt vi phạm hợp đồng; nếu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thỏa thuận về phạt vi phạm;
  • Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Thời hạn bảo lãnh

Pháp luật lao động quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do người bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ; tổ chức sự nghiệp thoả thuận. Nếu không thỏa thuận được thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp ấn định tính từ thời điểm người bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền của bên bảo lãnh

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên bảo lãnh có các quyền sau:

  • Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên có liên quan thông tin đầy đủ, chính xác về quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
  • Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử dụng số tiền bồi thường thiệt hại đó để bù trừ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, nếu có.

Nghĩa vụ của bên bảo lãnh

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên bảo lãnh có các nghĩa vụ sau:

  • Chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực; uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác cho bên nhận bảo lãnh;
  • Vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh, thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
  • Thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong phạm vi đã cam kết trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh;
  • Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh hoặc người thứ ba theo thỏa thuận để xử lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.

Quyền của bên nhận bảo lãnh

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên nhận bảo lãnh có các quyền sau:

  • Yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính; năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác;
  • Yêu cầu bên bảo lãnh có các biện pháp vận động, giáo dục bên được bảo lãnh; thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên bảo lãnh đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để xử lý trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.

Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; bên nhận bảo lãnh có các nghĩa vụ sau:

– Thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;

– Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho bên bảo lãnh các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;

– Thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh theo yêu cầu của bên bảo lãnh;

– Giữ gìn, bảo quản, không làm hư hỏng, mất giấy tờ; tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh; nếu các bên có thỏa thuận về việc bên nhận bảo lãnh giữ giấy tờ, tài liệu này. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh làm hư hỏng hoặc mất giấy tờ; tài liệu của bên bảo lãnh thì phải bồi thường thiệt hại;

– Thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; thông báo về việc bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn;

– Cung cấp cho bên bảo lãnh giấy tờ; tài liệu chứng minh về thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra;

– Hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực; uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt.

5. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp có thể thỏa thuận với người bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Việc cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong Hợp đồng bảo lãnh. Việc xác lập, thực hiện biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về bảo lãnh người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0843 246 222. Luật Hồng Minh luôn cam kết dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Trân trọng!

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

 

Tags: , , , , , ,

One Comement “Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài”

  1. […] * Xem thêm thông tin bảo lãnh lao động đi làm việc nước ngoài […]

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222