Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình đơn giản nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Và có một chủ sở hữu duy nhất; thuận lợi trong việc quản lí; điều hành và quyết định các vấn đề của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp tư nhân, vì số vốn đầu tư thuộc về chủ doanh nghiệp; tài sản của một doanh nghiệp tư nhân và của chủ doanh nghiệp tư nhân không có sự tách biệt. Vì vậy doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân sẽ khiến cho chủ doanh nghiệp không có sự tách bạch về tài sản. Rủi ro lớn nhất của loại hình doanh nghiệp này đó là doanh nghiệp này sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ. Không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp; ngay cả khi phá sản.

Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân

I. TRÁCH NHIỆM VÔ HẠN TRONG KINH DOANH CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Chủ sở hữu doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn không phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Không có sự phân tán rủi ro cùng những chủ thể khác như những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Bên cạnh đó chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân lại tạo sự “an toàn” hơn cho chủ nợ vì chủ nợ có khả năng đòi được nợ không chỉ giới hạn trong số vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp vào doanh nghiệp đó.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên công ty hợp danh.

II. TÀI SẢN CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP KHI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BỊ PHÁ SẢN

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định tài sản trong doanh nghiệp, không có tài sản riêng khi đã đứng ra thành lập công ty là đã mặc định tài sản công ty và tài sản cá nhân là 1 bởi trách nhiệm pháp lý gắn cùng với tài sản cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước pháp luật khi phá sản.

Ngoài những tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào doanh nghiệp; khối tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản sở hữu chung của chủ doanh nghiệp tư nhân được chia theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan.

Việc kê biên tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự và không kê biên những tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân như: số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chủ doanh nghiệp tư nhân và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập thu hoạch mới; số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của chủ doanh nghiệp tư nhân và gia đình; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; vật dụng cần thiết của người tàn tật; vật dụng để chăm sóc người ốm…

III. GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN KHI CHỦ DOANH NGHIỆP ĐÃ KẾT HÔN

Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh thì trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Pháp luật về hôn nhân gia đình và pháp luật về doanh nghiệp cần có sự liên kết; hướng dẫn rõ một vài nội dung sau:
– Trường hợp vợ hoặc chồng đưa tài sản chung vào thành lập doanh nghiệp tư nhân mà chưa có sự đồng ý của người còn lại thì việc giải quyết trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân khi doanh nghiệp đó bị phá sản như thế nào?
– Vợ hoặc chồng của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm tài sản như thế nào khi họ đã thống nhất bằng văn bản cho vợ/chồng của mình dùng tài sản chung để thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Do chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận. Nên sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính thì chủ doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng lợi nhuận đó để chi tiêu cho nhu cầu của gia đình họ. Vậy tài sản đó nếu được xác định là tài sản chung của vợ chồng chủ doanh nghiệp tư nhân thì chủ nợ có quyền đòi một nửa số tài sản chung; hay toàn bộ số tài sản chung của vợ chồng chủ doanh nghiệp tư nhân được tạo lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tư nhân?

IV. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

Hiện nay, ngoài doanh nghiệp tư nhân còn có công ty hợp danh. Đây là hai loại hình doanh nghiệp không có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. Quy định của pháp luật đã hạn chế quyền huy động vốn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bên cạnh, Luật Doanh nghiệp 2014 xác định rõ doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập. Hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Mời bạn xem thêm chi tiết thông tin dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Hồng Minh: https://luathongminh.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-uy-tin-tron-goi-gia-re/

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , ,

One Comement “Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân”

  1. Trường hợp người vợ muốn lấy tài sản (là khoản tiền được bố mẹ cho khi đi lấy chồng) góp vào doanh nghiệp tư nhân của chồng có hơp pháp không?

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222